A- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI CẬN ĐẠI
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a. Bối cảnh lịch sử
- CMCN lần 1 diễn ra từ cuối TK XVIII – đầu TK XIX.
- Anh là nước đầu tiên tiến hành CMCN do đủ điều kiện: vốn, nhân công, kĩ thuật…
- CMCN ở Anh bắt đầu từ những phát minh kĩ thuật trong ngành dệt.
b. Thành tựu tiêu biểu
- 1733: Giôn-Cay phát minh ra “thoi bay”=> năng xuất tăng gấp đôi.
- 1764: Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni
- 1779: Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi =>sợi nhỏ, đẹp, bền hơn
- 1785: Các-rai chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước => năng suất tăng 40 lần
- 1784: Giêm-oát chế ra máy hơi nước =>khởi đầu cho quá trình công nghiệp hoá
=>Máy hơi nước ra đời =>hoạt động sản xuất, giao thông vận tải phát triển
- 1735: phát minh về phương pháp nấu than cốc=>ngành luyện kim phát triển
- 1784: Hen-ri Cót tìm ra cách luyện sắt “pút -đinh” =>sản xuất sắt quy mô lớn, chất lượng cao hơn.
- 1856: Hen-ri Bê-sê-mơ phát minh ra lò luyện gang lỏng thành thép.
*Giao thông vận tải:
- 1814: Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước ra đời
- 1807: Rô-bớt Phơn-tơn chế ra tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Động cơ đốt trong ra đời và hoàn thiện.
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a. Bối cảnh lịch sử
- Thời gian: từ những năm 70 của Tk XIX – năm 1914.
- Trong thời kỳ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ
- Đặc trưng: là việc sử dụng năng lượng điện, quá trình tự động hoá và dây chuyền sản xuất ra đời
b. Thành tựu tiêu biểu
- Khởi đầu là các phát minh về điện:
+ Mai-cơn Pha-ra-đây khám phá ra nguyên lí hoạt động của máy phát điện.
+ Các phát minh về bóng đèn sợi đốt, dòng điện xoay chiều…
=>Thúc đẩy việc sử dụng năng lượng điện vào sản xuất
- Điện tín, điện thoại, sóng vô tuyến điện được sử dụng rộng rãi,
- Dầu mỏ được phát hiện =>thúc đẩy công nghiệp dầu khí, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp
- Động cơ đốt trong được sử dụng =>tạo tiền đề cho sự ra đời của ô tô, máy bay.
- Đầu tk XX, công nghiệp điện tử ra đời =>thúc đẩy các ngành CN khác phát triển: luyện kim, đóng tàu…
3. Ý nghĩa và tác động của cách mạng công nghiệp thời cận đại
a. Về kinh tế
- Thúc đẩy quá trình thị trường hoá nền kinh tế và xã hội hoá sản xuất.
- Giải phóng sức lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người
b. Về xã hội
- Thúc đẩy quá trình đô thị hoá
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu xã hội thay đổi (tư sản và vô sản)
- Sự bóc lột của giai cấp tư sản =>vô sản dấu tranh => tiền đề của CMXHCN
c. Về văn hoá
- Thúc đẩy quan hệ quốc tế, giao lưu và kết nối văn hoá toàn cầu
- Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao
- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp
B- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
a. Bối cảnh lịch sử
- Thời gian: nửa sau TK XX, khởi đầu từ Mĩ.
- Đặc điểm: sử dụng điện tử và CNTT để tự động hoá SX =>CM kĩ thuật số.
b. Thành tựu tiêu biểu
- Thành tựu ở lĩnh vực khoa học cơ bản: Toán, Vật lí, Hoá, Sinh …
- Sáng tạo công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới.
- Tiến bộ trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.
- Cuộc ”cách mạng xanh” trong nông nghiệp =>giải quyết vấn đề lương thực
- Sự phát triển công nghệ thông tin, hình thành mạng máy tính toàn cầu=>Đưa loài người sang nền ”văn minh thông tin”.
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0)
a. Bối cảnh lịch sử
- Thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ =>thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trênthế giới.
- Khó khăn: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia …
=>Cần có một cuộc CM mới trong thập niên thứ 2 của thế kỉ XXI.
- Đặc điểm: Sử dụng trí tuệ nhận tạo để điều khiển và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
b. Thành tựu tiêu biểu
- Công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi là:Trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối (loT), dữ liệu lớn (Big Data).
- Công nghệ thông tin phát triển mạnh, hình thành mạng lưới toàn cầu à thời kỳ văn minh thông tin”
- Công nghệ loT với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo được áp dụng trong nhiều lĩnh vực.
- Y tế: cỗ máy IBM Oát xơn.
- Vật lí có người máy thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái,công nghệ nano...
- Tự động hoá sử dụng sự điều khiển máy móc ... giảm sự can thiệp của con người.
3. Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp thời hiện đại
a. Về kinh tế
- Thay đổi lực lượng sản xuất và tăng cao năng suất lao động….
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra một thế giới kết nối.
- Lao động trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, là động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển.
- Tiêu cực: nguy hiểm đối với c/sống con người, đặc biệt là an ninh, tài chính và sức khỏe.
b. Về xã hội
- Sự phân công lao động và chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc.
- Thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và mối quan hệ của con người.
- Tiêu cực: Tình trạng thất nghiệp trên gia tăng =>bất ổn về chính trị và xã hội.
c. Về văn hoá
- Góp phần thúc đẩy sự đa dạng văn hoá trên cơ sở kết nối toàn cầu.
- Tiêu cực: Ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá truyền thống: xuất hiện những yếu tố“văn hoá ngoại lai”, sự phụ thuộc vào “thế giới mạng”.