1. Bối cảnh lịch sử
- Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt:
+ Kinh tế: sản xuất trì trệ, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.
+ Xã hội: đời sống nhân dân khổ cực, nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi.
+ Chính trị: chiến tranh Chăm-pa với Đại Việt kéo dài, gây tổn thất nặng nề. Nhà Minh gây sức ép, đòi cống nạp, đe doạ xâm lược.
→ Yêu cầu khách quan đặt ra: cần giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
2. Nội dung cải cách
a) Về chính trị và hành chính
- Sửa đổi chế độ hành chính, chia cả nước thành các lộ và trấn.
- Đổi tên thành Thăng Long là Đông Đô, xây dựng kinh thành mới Tây Đô.
- Dời đô về thành Tây Đô (ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa).
b) Về quân sự
- Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, lực lượng quân sự địa phương.
- Chế tạo nhiều vũ khí mới (súng thần cơ và cổ lâu thuyền).
- Xây dựng thành Tây Đô (thành nhà Hồ) - công trình quân sự có tính phòng thủ cao.
c) Về kinh tế
- Ban hành tiền giấy.
- Ban hành chính sách hạn điền, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.
- Thống nhất đơn vị đo lường, cải cách thuế đinh và tô ruộng.
d) Về xã hội
- Ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế nô tì.
- Cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chưa bệnh cho dân.
e) Về văn hóa - giáo dục
- Chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo.
- Dùng chữ Nôm chấn hưng văn hóa dân tộc.
- Sửa đổi chế độ thi cử và mở thêm các trường học.
3. Kết quả và ý nghĩa
- Cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều điểm tiến bộ và mang tính dân tộc, đạt được một số kết quả:
+ Nâng cao tiềm lực quốc phòng.
+ Xóa bỏ kinh tế điền trang của quý tộc nhà Trần, giảm thuế.
+ Văn hóa dân tộc (nhất là chữ Nôm) được đề cao.
- Hạn chế:
+ Cải cách còn chủ quan, nóng vội, không triệt để, gây mất lòng dân.
+ Còn phạm những sai lầm trong xây dựng quân đội và phòng thủ đất nước.