YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
Giải thích được khái niệm Sử học.
Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
a. Lịch sử
* Hiện thực lịch sử
- Lịch sử: là tất cả những gìdiễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người
-Hiện thực lịch sử:Là sự vật, hiện tượng diễn ra trong quá khứ, tồn tại 1 cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
* Lịch sử được con người nhận thức
- Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử được trình bày theo nhiều cách khác nhau.
- Con người vẫn chưa nhận thức và tái hiện hoàn toàn, đầy đủ hiện thực lịch sử đã xảy ra.
b. Sử học.
* Khái niệm Sử học
- Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người hoặc của một quốc gia, dân tộc…
* Đối tượng nghiên cứu của Sử học
- Là quá trìnhphát sinh, phát triển, suy vongcủa xã hội loài người trong quá khứ và mang tính toàn diện.
* Chức năng, nhiệm vụ của Sử học
- Chức năng
+ Chức năng khoa học: khôi phục các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong quá khứ.
+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người.
+ Chức năng giáo dục: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.
- Nhiệm vụ
+ Cung cấp tri thức khoa học để giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan
+ Góp phần nâng cao trình độ nhận thức của con người.
+ Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
2. Tri thức lịch sử và cuộc sống
a. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng
- Tri thức về lịch sử biến đổi không ngừng và phát triển
- Việc học tập lịch sử suốt đời giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức
b. Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử.
- Là những hoạt động quan trọng trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
- Quy trình thu thập, xử lí thông tin: Xác định vấn đề; sưu tầm tư liệu; chọn lọc,phân loại; xác định đánh giá.
c. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Lịch sử cung cấp cho con người những kinh nghiệm quý báu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Lịch sử cho biết về những giá trị truyền thống và văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc.
- Bảo tàng là nơi lưu giữ các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử