A- CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Thành phần dân tộc theo dân số
- Việt Nam hiện có 54 dân tộc, phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Dân tộc Kinh có số lượng đông nhất chiếm 85,3% dân số cả nước.
- Các dân tộc còn lại chiếm 14,7% dân số với nhiều nhóm nhỏ.
2. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
a. Khái niệm ngữ hệ
- Ngữ hệ (hệ ngôn ngữ):là 1 nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp…
- Các dân tôc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng và Thái – Ka – đai
- Tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, thuộc ngữ hệ Nam Á, một ngữ hệ lớn ở vùng Đông Nam Á lục địa
b. Sự phân chia tộc người theo ngữ hệ
- Các dân tôc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng và Thái – Ka – đai.
- Mỗi ngữ hệ gồm 1 số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ khác nhau.
- Theo Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
3. Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
a. Đời sống vật chất
* Hoạt động kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp:
+ Người Kinh sống ở vùng đồng bằng, trồng lúa nước và các cây hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngày nay sản xuất nông nghiệp phát triển theo mô hình sản xuất lớn, hiện đại.
+ Cộng đồng dân tộc thiểu số trước đây chủ yếu phát triển kinh tế nương rẫy, chăn nuôi, ngày nay hoạt động sản xuất theo hướng hiện đại.
- Thủ công nghiệp:
+ Kinh tế thủ công nghiệp của người Kinh đa dạng về ngành nghề, được tổ chức theo làng nghề, hợp tác xã, ngày nay có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
+ Cộng đồng các dân tộc thiểu số có các nghề thủ công phát triển gắn với bản sắc mỗi dân tộc.
*Ẩm thực, trang phục và nhà ở
- Ẩm thực: phong phú lương thực chính là lúa, ngô kết hợp với thịt-cá-rau…,uống rượu cần, rượu gạo-nếp….
- Nhà ở: đa dạng về loại hình như nhà sàn, nhà nền đất, nhà trình tường.
- Trang phục:đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hình thức hoa văn trang trí phong phú.
* Phương tiện đi lại và vận chuyển
- Đồng bằng và miền núi: đi bộ và dùng các loại xe kéo, trâu bò, quang gánh, gùi…
- Vùng sông ngòi: bè, đò, ghe, thuyền …
- Ngày nay: Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay….
b. Đời sống tinh thần
* Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng dân gian: thờ cúng Trời, đất, tổ tiên, các vị thần linh, anh hùng dân tộc
- Một số tôn giáo khác:Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo.
* Phong tục, tập quán, lễ hội:
- Phong tục, tập quán gắn liền với đời người, như: cưới hỏi, làm nhà, ma chay ...
à tạo nên nét văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc.
- Lễ hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc,àbản sắc văn hóa của các dân tộc được gìn giữ và truyền qua các thế hệ.
- Âm nhạc, văn học, dân ca, các điệu múa, trò chơi dân gian chứa đựng nhiều giá trị văn hóa rất đặc sắc, góp phần làm giàu kho tàng văn hoá Việt Nam =>cần chung tay gìn giữ, phát huy và lưu truyền cho các thế hệ tương lai.
B- KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
a. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
* Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ 2 cơ sở:
- Xuất phát từ nhu cầu thủy lợi, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống ngoại xâm.
- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng thực hiện nhiều chính sách để xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.
b. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Xây dựng đất nước: khai phá đất đai, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
- Chống ngoại xâm: các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.
c. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa
- Là nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
- Góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.
2. Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước hiện nay
a. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc là hết sức coi trọng.
- Trên các nguyên tắc cơ bản là: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
b. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Các chính sách về phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế.
- Các chính sách về xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc.