YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nêu được khái niệm văn minh
Trình bày và giải thích được sự khác biệt giữa văn hóa và văn minh
Trình bày được phát triển của nền văn minh thế giới trên trục thời gian
Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh
A: KHÁI NIỆM VĂN MINH
1. Khái niệm văn minh
- Văn minh là trạng thái tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người ở một giai đoạn nhất định.
- Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá.
2. Phân biệt khái niệm văn hoá và văn minh
- Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
- Văn hoá là đặc trưng cho bản sắc riêng của một cộng đồng, một dân tộc.
- Văn minh biểu hiện trình độ phát triển cao của nền văn hoá; đối lập với dã man, nguyên thuỷ.
B: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
1. Thành tựu văn minh tiêu biểu
2. Ý nghĩa
- Những thành tựu của Ai Cập đã cho thấy sự sáng tạo kì diệu và sức mạnh phi thường của con người.
- Văn minh Ai Cập để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho nhân loại.
C: VĂN MINH TRUNG HOA THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
1.Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Chữ viết
-Từ thế kỉ XVI TCN, họ đã sáng tạo ra chữ tượng hìnhàchữ giáp cốtàchữ Kim văn, chữ Tiểu triện.
- Chữ viết được khắc trên xương rùa, mai thú, đồ đồng…
- Ý nghĩa: là thành tựu quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, giáo dục, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của Trung Quốc.
b. Văn học, nghệ thuật
* Văn học:
- Văn học có nhiều thể loại như:thơ ca, từ, phú, kịch, tiểu thuyết.Phát triển nhất là thơ Đường, tiểu thuyết thời minh - Thanh…
-Ý nghĩa: có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh mọi mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.
* Nghệ thuật
- Kiến trúc: nhiều công trình tiêu biểu: kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, cố cung Bắc Kinh, chùa Phật Quang…
- Điêu khắc: phong phú với cáctượng tròn, các phù điêu và các chạm trổ trên đồ đồng, đồ ngọc, ấn chương, đá quý.
- Hội họa:Phong phú với các đề tài về: đời sống cung đình, tôn giáo, phong cảnh, người, sinh hoạt dân gian… được vẽ trên lụa, giấy, tường.
- Âm nhạc: Trung Quốc là “đất nước của nhạc lễ” với bộ Kinh Thi tiêu biểu gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
c. Sử học
-Có nhiều tác phẩm giá trị: Xuân Thu, Chiến quốc, Tả truyện, Sử kí …
- Từ thời nhà Đừơng thành lập Sử quán (cơ quan biên soạn lịch sử).
- Ý nghĩa: phản ánh lịch sử Trung Quốc qua mỗi thời kì và vương triều.
d. Khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học và lịch pháp
*Toán học:
- Nhiều bộ sách toán học: Chu bễ toán tinh, Cửu chương toán thuật.
- Thời Nam - Bắc triều, nhà toán học Tổ Xung Chi đã tìm ra số Pi chính xác gồm bảy số phần thập phân….
-Ý nghĩa: Để lại nhiều kinh nghiệm quý cho thời kì sau.
* Thiên văn học và lịch pháp:
- Thiên văn học: Sớm có hiểu biết về thời tiết,khí hậu, nhật thực, nguyệt thực…
- Lịch pháp: tạo ra lịch, hệ thống 10 Thiên can, 12 Địa chi…
=>Ý nghĩa: Xác định thời gian gieo trồng; tính toán trong sản xuất, xây dựng.
* Y học:
- Có nhiều bộ sách y dược: Thần nông bản thảo kinh, Bản thảo cương mục…
- Ý nghĩa: Giúp nghiên cứu về bênh lí, phương pháp chữa trị (châm cứu, bấm huyệt).
*Các phát minh kĩ thuật:
- Có 4 phát minh quan trọng: kĩ thuật làm giấy, in và thuốc súng, la bàn.
- Ý nghĩa: thúc đẩy sự phát triển của lịch sử Trung Quốc và được truyền bá, ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
e.Tư tưởng , tôn giáo
* Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành: Ảnh hưởng trong triết học ở Trung Quốc.
* Nho gia:
- Do Khổng Tử sáng lập .
- Nội dung: về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục
=> Là tư tưởng chính thống của chế độ phong kiếnở Trung Quốc.
* Pháp gia:
- Do Quản Trọng khởi xướng
- Nội dung: chủ trương dùng pháp luật để quản lý đất nước.
* Mặc gia:
- Do Mặc Tử sáng lập.
- Nội dung: thuyết Kiêm ái, phản đối chiến tranh xâm lược.
* Đạo gia và Đạo giáo:
- Đạo gia : Do Lão Tử khởi xướng.
- Đạo giáo: được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng dân gian và học thuyết Đạo gia.
* Phật giáo:
- Du nhập vào TQ thời Tây Hán và phát triển từ thời Tam Quốc
- Có ảnh hưởng qua lại với Nho giáo, Đạo giáo.
- Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng trong lịch sử văn minh Trung Hoa cổ trung đại.
2. Ý nghĩa
- Những thành tựu đã phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Hoa.
- Góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
- Là cơ sở để nhân dân Trung Hoa tiếp tục sáng tạo toàn diện trong các thời kỳ phát triển về sau.
D: VĂN MINH ẤN ĐỘ THỜI CỔ -TRUNG ĐẠI
1.Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Chữ viết và văn học
* Chữ viết
- Đầu tiên là kí tự cổ, sau đó là chữ cổ Bramià cơ sở để tạo rachữ Phạn (chữ Sanxcrit) và chữ Hinđi hiện nay.
- Ý nghĩa: Là phát minh quan trọng, giúp ghi chép và lưu truyền các giá trị văn minh.
* Văn học:
- Các tác phẩm: kinh Vêđa, sử thi Mahabharata và Ramayana, kịch thơ …
- Ý nghĩa: phản ánh mọi mặt đời sống xã hội Ấn Độ thời bấy giờ và ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
b. Nghệ thuật
* Kiến trúc: phong phú, đặc sắc, mang đậm yếu tố tôn giáo:
- Kiến trúc Phật giáo: tháp, chùa, trụ đá (tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta)…
- Kiến trúc Hinđu giáo: đền tháp nhiều tầng: cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram,…
- Kiến trúc Hồi giáo: tháp Cu-túp Mi-na, lăng Ta-giơ Ma-han…
* Điêu khắc:
- Tạc tượng Thần-Phật bằng đồng, bằng đá; các bức phù điêu chạm trổ trên các bức tường của chùa, đền, thánh đường, lăng mộ…
- Ý nghĩa: Có nền nghệ thuật tạo hình phát triển, chủ yếu phục vụ tôn giáo và ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á.
c. Khoa học tự nhiên
- Thiên văn học: tạo ra lịch, nhận thức được Trái Đất và Mặt trăng có hình cầu…
- Toán học: sáng tạo hệ thống 10 chữ số (đặc biệt là số 0), tính được số Pi =3,16,…
- Vật lý: nêu ra thuyết nguyên tử, biết được sức hút của Trái Đất
- Hóa học: ra đời sớm do nhu cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da, xà phòng, thủy tinh…
- Y học: Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê, phẩu thuật, sử dụng thảo mộc chữa bệnh…
=>Ý nghĩa: Là minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc, thúc đẩy văn minh Ấn Độ phát triển.
d. Tôn giáo và tư tưởng
* Tôn giáo: Bà La Môn, Hin đu giáo và Phật giáo, các tôn giáo khác (đạo Hồi, đạo Sích…)
+ BàLa Môn giáo là tín ngưỡng cổ xưa nhất, thờ các vị thần tối cao: thần Sáng tạo, Bảo vệ và Huỷ diệt à công cụ bảo vệ chế độ đẳng cấp.
+ Hinđu giáo hình thành từ Bà La môn giáo, thờ ba vị thần chủ yếu.
+ Phật giáo: ra đời thế kỷ VI, lí giải nguyên nhân nỗi khổ và cách thức giải thoát.
=>Ý nghĩa: đóng một vai trò trung tâm và cơ bản trong cuộc sống người dân và ảnhhưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.
* Triết học: Đề cập đến nhiều vấn đề về: vũ trụ, nhân sinh, tư duy…
* Tư tưởng: trào lưu tư tưởng chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo….Đặc sắc nhất là tư tưởng giải thoát.
2. Ý nghĩa
- Văn minh Ấn Độ để lại nhiều giá trị độc đáo.
- Chứng minh cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú của cư dân trong quá khứ.
- Nhiều thành tựu của văn minh Ấn Độ đã lan toả ra các nước trong khu vực bằng con đường hoà bình (VN, TQ…)
- Những thành tựu về khoa học tự nhiên cũng có đóng góp vào kho tàng tri thức nhân loại.
E: VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ THỜI CỔ ĐẠI
1.Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Chữ viết
- Người Hy Lạp: tạo nên hệ thống 24 chữ cái.
- Người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La tinh (26 mẫu tự) và họ còn tạo ra chữ số La Mã.
=>Ý nghĩa: Hệ thống chữ viết đơn giản hơn, với cách ghép chữ thành từ để thể hiện ý nghĩ con người.
b. Văn học
* Thần thoại: phong phú với các câu chuyện về các vị thần, giải thích sự hình thành của vũ trụ,…
=>Ý nghĩa: Ca ngợi lòng dũng cảm, trí thông minh, đề cao tình yêu gia đình, quê hương, ca ngợi hòa bình.
* Thơ ca và văn xuôi:
- Lấy chất liệu từ kho tàng thần thoại
- Sử thi Iliát và Ôđixê của Hôme, truyện ngụ ngôn.
- Ý nghĩa: Là áng hùng ca về cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp với thành Troy.
* Kịch: gồm bi kịch và hài kịch.
=>Ý nghĩa: Là hình thức nghệ thuật dễ phổ biến và được ưa chuộng
c. Nghệ thuật
* Kiến trúc:
- Nhà hát, sân vận động,đặc biệt là đền thờ các vị thần
- Tiêu biểu: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê…
=>Ý nghĩa: Có giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cao, với vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng
* Điêu khắc:
- Đạt tính chuẩn xác trong tạo hình.
- Tiêu biểu: tượng thần vệ nữ Milô, lực sĩ ném đĩa, thần Dớt và các bức phù điêu.
=>Ý nghĩa: Đạt trình độ tuyệt mĩ với vẻ đẹp thanh thoát, tinh tế, mềm mại, sống động.
d. Thiên văn học, lịch pháp
- Nêu ra thuyết Nhật tâm, tính chu vi trái đất,
- Làm ra lịch và hoàn chỉnh thành Công lịch (Dương lịch)à sử dụng đến ngày nay.
e. Khoa học tự nhiên
- Tiếp thu tri thức của Ai Cập, Lưỡng Hà àKhái quát thành các định lý, định luật, định đề
- Các nhà khoa học như Talét, Pitago, Ơclit, Ácsimét, Hipôcrát.
=>Ý nghĩa: có giá trị khái quát hóa cao
g. Tư tưởng, tôn giáo
* Tư tưởng
- Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây”, theo trường phái duy vật và duy tâm.
- Các triết gia: Hê-ra-clit, Ta-let, Đê-mô-crit, Pla-tôn…
=> Ý nghĩa: Giải thích sự hình thành của vũ trụ và cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài.
* Tôn giáo.
- Tín ngưỡng: đa thần, thờ cúng các vị thần,
- Tôn giáo:Cơ đốc giáo ra đời TK I, sau là quốc giáo của La Mã.
=>Ý nghĩa: Ảnh hưởng đến tôn giáo ở châu Âu sau này.
h. Thể thao
- Từ thế kỉ VIII TCN, tổ chức thi Ôlimpic (4 năm 1 lần) nhằm tôn vinh các vị thần.
- Các môn thi đấu gồm: đấu vật, chạy, đua ngựa...
=>Ý nghĩa: Thể hiện khát vọng hòa bình, tinh thần thượng võ, tình đoàn kết và bình đẳnggiữa các dân tộc.
2. Ý nghĩa
- Có tính hiện thực cao
- Thành tựu văn học, nghệ thuật,.. tạo nên bản sắc cho văn hoá châu Âu về sau.
- Nhiều thành tựu còn nguyên giá trị đến ngày nay: mẫu tự Latinh, chữ số La Mã,
F: VĂN MINH THỜI PHỤC HƯNG
1. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Tư tưởng
- Chủ nghĩa nhân văn: lên án, đả kích giai cấp phong kiến; đề cao tự do cá nhân, giá trị chân chính của con người và tinh thần dân tộc.
- Trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, tách triết học ra khỏi thần học. Tiêu biểu là Phranxít Bê-cơn.
=>Ý nghĩa: Mang nhiều điểm tiến bộ, dẫn đến sự đấu tranh trên các lĩnh vực khác.
b. Văn học
- Có nhiều tác phẩm về thơ,tiểu thuyết, kịch nổi tiếng.
- Tiêu biểu: thơ Thần khúc, Cuộc đời mới (Đantê), truyện Mười ngày (Bôcaxiô), Đôn Kihôtê (Xécvantét), kịch Rômêô và Giuliét, Hămlét (Sếchxpia).
=>Ý nghĩa: Truyền bá tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, chống chế độ phong kiến lạc hậu.
c. Nghệ thuật
* Hội họa và điêu khắc:
- Mượn chủ đề tôn giáo nhưng mang tính hiện thực.
- Hoạ sĩ nổi tiếng: Lêôna đờ Vanhxi, Mikenlănggiơ, Raphaen.
* Kiến trúc: được phục hồi theo trường phái cổ điển: giáo đường, dinh thự, lâu đài.
=>Ý nghĩa: Thể hiện giá trị nhân văn, khao khát tự do, tự tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, …
d. Khoa học, kĩ thuật, thiên văn học
* Khoa học:
- Toán học, vật lí, y học đạt nhiều thành tựu.
- Tiêu biểu như thuyết hình học giải tích, nghiên cứu về áp suất khí quyển, thuật giải phẩu, tuần hoàn máu…
* Kĩ thuật: có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải …
* Thiên văn học:
- Có nhiều thành tựu quan trọng, đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại.
- Tiêu biểu: Côpécních, Brunô, Galilê.
2. Ý nghĩa
- Văn hoá Phục hưng đặt nền tảng, chuẩn bị cho thời kỳ xác lập và phát triển của CNTB thời cận – hiện đại.
- Góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn minh nhân loại, tạo nên bản sắc văn hoá châu Âu đương đại.