Được thể hiện trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.
Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
1. Thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới
* Được thể hiện trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế
a. Chính trị
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả
- Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
- Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.
b. Về kinh tế.
* Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí theo cơ chế tập trung bao cấp sang
mô hình kinh tế thị trường XHCN và đạt nhiều thành tựu
-Tốc độ tăng trưởng:
+ Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khá cao và tương đối bền vững.
+ 1986 đến nay: GDP là trên 6%, 2002: GDP tăng 8,02%
+ Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể.
-Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng CN hóa, hiện đại hóa.
+ Các ngành CN dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP(phân theo
khu vực kinh tế)
-Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa
- Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạn tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân
ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại.
- Hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
+ Thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh chóng.
c. Về xã hội
-Chính sách lao động việc làm có Nhà nước có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng
phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường XHCN
-Công tác xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cồng đồng quốc tế ghi nhận
- Công tác chăm sóc, sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách ưu đãi người có công, và
chính sách an sinh xã hội đạt nhiều tiến bộ.
- Đời sống nhân dân được cải thiện
d. Về văn hóa
-văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy
- các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.
-Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ:
+ Việt Nam đã hoàn thành xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học ( 2000),
đạt chuẩn giáo dục THCS ( 2010). .
e. Hội nhập quốc tế
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.
- Tham gia các Hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh,
ngoại giao. . .
- Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh kinh tế. . . của khu vực và quốc tế.
2. Một số bài học kinh nghiệm
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lê nin vfa tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới