A- VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC
1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
- Hình thành trên các dòng sông lớn: Sông Hồng, Mã, Cả (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ).
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều, cư dân sớm xuất hiện và định cư.
- Giàu về khoáng sản: đồng, sắt, thiếc, chì...
b. Cơ sở kinh tế - xã hội
- Dân cư: thuộc nhóm Nam Á và Thái-Ka-đai dần hòa nhập, tạo nên cộng đồng người Việt cổ.
- Kinh tế: Chủ yếu là nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến mức hoànthiện.
- Xã hội: Sự phát triển kinh tế => xã hội nguyên thủy tan rã => sự phân hóa xã hội
=> nhà nước ra đời.
2. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Sự ra đời của nhà nước
- Nhà nước Văn Lang (VII TCN đến năm 208 TCN), kinh đô ở Phong Châu (Phú Thọ).
- Nhà nước Âu Lạc (208 TCN đến 179 TCN), kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
- Lãnh thổ Văn Lang – Âu Lạc ở khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam.
- Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, còn sơ khai.
- Đứng đầu nhà nước là Vua. Bộ máy quan lại có Lạc hầu, Lạc tướng. Ở địa phương đứng đầu là Bồ chính.
b. Hoạt động kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, trồng dâu, bông, chăn nuôi gia súc gia cầm
- Kinh tế thủ công nghiệp đạt nhiều thành tựu: đúc đồng, dệt vải, làm gốm…
- Hoạt động giao lưu giao lưu trao đổi sản phẩm giữa các địa phương và các nước láng giềng khá phát triển
c. Đời sống vật chất
- Gạo là nguồn lương thực chính. Người Việt làm nhiều loại bánh: bánh chưng, bánh giầy.
-Người Việt cổ sống định cư thành làng, xóm và ở nhà sàn.
- Về trang phục:nữ mặc áo, váy, nam đóng khố biết sử dụng trang sức bằng đồng.
- Phương tiện đi lại phổ biến là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trâu, bò
d. Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: sùng bái tự nhiên, thờ Mặt Trời, tổ tiên, những người có công.
- Có nền văn học truyền miệng phát triển: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích ...
- Đời sống xã hội gắn liền với lễ hội, người Việt có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình
B- VĂN MINH CHĂM – PA
1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen kẻ là đồng bằng nhỏ - hẹp ven biển.
- Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên bão lụt.
- Nhiều nguồn lợi: Lâm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt.
b. Dân cư và xã hội
- Dân cư: gồm hai bộ tộc chính làbộ tộc Dừa và bộ tộc Cau, thuộc ngữ hệ Nam Đảo.Theo chế độ mẫu hệ.
- Xã hội: các cư dân Chăm cổ xây dựng văn hóa Sa Huỳnh, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao => là cơ sở hình thành nhà nước Chăm - pa.
c. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Thế kỉ V TCN, ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ: chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước, pháp luật.
- Người Chăm đã tiếp thu chọn lọc và góp phần đưa nền văn minh Chăm – pa phát triển rực rỡ.
2. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Sự ra đời của nhà nước
- Năm 192, nhà nước Lâm Ấp ra đời, sau đổi là Chăm – pa.
- Nhà nước Chăm – pađược xây dựng theo mô hình nhà nước chuyên chế cổ đại, đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc là 2 vị đại thần.
- Ở cấp địa phương hệ thống quan lại quản lí các châu, huyện, làng.
b. Hoạt động kinh tế
-Trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Thương cảng Đại Chăm, Thị Nại đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế.
c. Đời sống vật chất
- Ăn: là cơm, rau, cá.
- Ở:Sống quây quần trong những ngôi nhà bằng gỗ hoặc gạch nung.
- Mặc:Nam mặc quần ngoài quấn váy, áo cánh xếp chéo, đầu quấn khăn; Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.
d. Đời sống tinh thần
* Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, phồn thực và thờ cúng tổ tiên.
- Tôn giáo: Ấn Độ giáo là tôn giáo chính. Về sau tiếp thu thêm Phật giáo và Hồi giáo.
* Phong tục tập quán
- Nghi lễ cưới hỏi chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.
- Tục tang ma có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.
*Chữ viết
- Tiếp thu chữ Phạn (Ấn Độ), sáng tạo ra chữ Chăm cổ, sau hoàn thiện thành A-kha Thơ-ra.
* Văn học
- Văn học dân gian phong phú: sử thi, truyện cổ, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ…
- Văn học viết bằng chữ Phạn và chữ Chăm cổ: Trường ca, gia huấn ca, thơ …
* Nghệ thuật
- Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo quan trọng: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa)…
- Điêu khắc, chạm trổ trên đá tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm - pa.
- Âm nhạc và ca múa được dùng trong các lễ hội với nhiều loại nhạc cụ độc đáo.
C-VĂN MINH PHÙ NAM
1. Cơ sở hình thành
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, phía Đông và Tây Nam giáp biển.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nguồn lợi: nhiều sông ngòi, đất giàu phù sa, thuỷ sản phong phú, và nhiều hải cảng.
b. Dân cư và xã hội
- Dân cư: Tổ tiên người Phù Nam là các nhóm cư dân bản địa, chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo.
- Xã hội: gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá giàu nghèo theo Ấn Độ giáo.
c. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Phù Nam tiếp thu nhiều giá trị của văn minh Ấn Độ: chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước.
2. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Sự ra đời của nhà nước
- Nhà nước Phù Nam ra đời vào đầu thế kỉ I.
- Theo chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông đứng đầu là vua, giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền.
b. Hoạt động kinh tế
- Kinh tế: Nông nghiệp và thủ công nghiệp khá phát triển
- Thương nghiệp:trao đổi buôn bán đường biển phát triển mạnh. Thương cảng Óc Eo trở thành trung tâm thương mại quan trọng thu hút thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã đến buôn bán.
c. Đời sống vật chất
- Ăn: Thức ăn chính là sản phẩm từ nông nghiệp.
- Ở: Sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá.
- Trang phục: Đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ mặc váy và đeo trang sức.
d. Đời sống tinh thần
* Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng: vạn vật hữu linh, phồn thực, thờ thần Mặt Trời.
- Tôn giáo: tiếp nhận các nghi thức và triết lí của Ấn Độ giáo, Phật giáo, để tạo nên tôn giáo của mình.
* Phong tục tập quán
- Tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức.
- Đeo trang sức, bùa chú.
- Biết dùng loại cây giống thạch lựu để chế biến ra rượu để uống.
* Chữ viết
- Cuối thế kỉ II đầu thế kỉ III, tiếp thu chữ Phạn (Ấn Độ) à tạo ra hệ thống chữ viết riêng.
* Nghệ thuật
- Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc tinh xảo, mang đậm nét phong cách Ấn Độ.
- Âm nhạc, nghệ thuật ca múa rất phát triển.
D- VĂN MINH ĐẠI VIỆT
1. Khái niệm và cơ sở hình thành
a. Khái niệm văn minh Đại Việt
Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X- XIX).
b. Cơ sở hình thành
- Kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- Hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt.
- Lãnh thổ đất nước từng bước được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau.
- Ảnh hưởng nhiều giá trị văn minh Trung Hoa, Ấn Độ: Tư tưởng, chính trị, văn hóa, kĩ thuật.
2. Quá trình phát triển
- Thế kỷ X: văn minh Đại Việt bước đầu được định hình dưới các chính quyền họ Khúc, họ Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê.
- Thế kỷ XI – XV: văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đạt nhiều thành tựu qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Thăng Long trở thành trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Thế kỷ XVI – XVII: văn minh Đại Việt tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành tựu. Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng văn hóaĐại Việt vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.
- Thế kỷ XVIII – XIX: văn minh Đại Việtcó nhiều biến động dưới các vương triều Lê trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn
=> nội chiến, chia cắt, tuy nhiên nhiều lĩnh vực của văn minh Đại Việt vẫn đạt thành tựu nổi bật.
3. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Chính trị
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền từng bước hoàn thiện.
- Tư tưởng chính của chế độ quân chủ chuyênchế là Nho giáo dù vậy các triều đại phong kiến vẫn nêu cao tinh thần “Tam giáo đồng nguyên”.
- Luật pháp:1002 nhà Tiền Lê định luật lệ, 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư, Hình luật (Trần), luật Hồng Đức (Lê), Gia Long (Nguyễn).
b. Kinh tế
* Nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, dùng cày và sức kéo của trâu bò, thâm canh…
- Ngoài ra còn trồng nhiều cây khác: khoai, sắn, ngô, kê, đậu...
- Công cuộc khai khần đất hoang cũng được chú trọng.
* Thủ công nghiệp
- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển: dệt, đúc đồng, rèn sắt
- Xuất hiện nhiều nghề mới và làng, phường thủ công chuyên nghiệp; xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, phương Tây.
- Thành tựu: An Nam tứ đại khí, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
* Thương nghiệp
- Hoạt động nội thương phát triển với chợ làng, chợ phiên
- Thời Lý – Trần phổ biến việc đúc tiền kim loại, thời Hồ đã có tiền giấy.
- Từ thế kỉ XVII, nhiều trung tâm kinh tế lớn đã hình thành như: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An, Gia Định…
- Việc trao đổi buôn bán với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... phát triển, qua các trung tâm lớn ở Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Sài Gòn…
c. Tư tưởng, tôn giáo
* Tư tưởng yêu nước:phát triển theo 2 xu hướng
- Dân tộc: Đề cao tinh thần tự cường tự chủ, độc lập dân tộc.
- Thân dân: Đề cao vai trò, sức mạnh của nhân dân.
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Hùng Vương: phát triển qua việc: xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các anh hùng...
* Phật giáo
- Phát triển mạnh và trở thành quốc giáo thời Lý - Trần.
- Thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quan trọng, nhưng vẫn đồng hành cùng dân tộc trong xây dựng và phát triển đất nước.
* Đạo giáo
- Phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng.
* Nho giáo
- Phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.
- Thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử
- Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị và góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức cho đất nước.
* Hồi giáo, Công giáo
- Từ thế kỉ XV – XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.
d. Giáo dục, chữ viết và văn học
* Giáo dục
- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên, 1076 xây dựng Quốc Tử Giám.
- Năm 1247 nhà Trầntổ chức thi Tam khôi đầu tiên.
- Thời Lê sơ, nền giáo dục và thi cử ngày càng quy củ.
- Từ thế kỉ XVI – XIX, giáo dục Nho học đóng vai trò chủ yếu.
* Chữ viết
- Tiếp thu chữ Hán, sáng tạo ra chữ Nôm.
- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời phát triển hoàn thiện trở thành chữ viết VN.
* Văn học
- Văn học chữ Hán: Thơ, hịch, phú, thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu Chiếu dời đô (Lý Thái tổ), Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
- Thế kỉ XVIII văn xuôi tự sự chữ Hán đạt thành tựu lớn, các tác phẩm tiêu biểu: Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh kí sự…
- Văn học chữ Nôm: Phát triển mạnh vào thế kỉ XVI – XIX tiêu biểu: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du)…
- Văn học dân gian: Tiếp tục phát triển ở thế kỉ XVI – XVIII và được đúc kết dưới dạng thơ, ca dao, tục ngữ…về cuộc sống, khát vọng tự do hòa bình.
e. Khoa học
* Sử học
- Nhà Trần lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn lập Quốc sử quán.
- Nhiều bộ sử được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt thông sử, Đại Nam thực lục …
* Địa lí học
- Những công trình tiêu biểu như: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ, Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí ...
* Toán học: Có các tác phẩm tiêu biểu:Lập thành toán pháp, Toán pháp đại thành, Khải minh toán học …
* Khoa học quân sự
- Nhà Hồ chế tạo súng thần cơ
- Nhà Tây Sơn có các loại: đại pháo, hoả pháo, thuyền chiến
- Nhà Nguyễn xây dựng thành quách, nổi bật: kinh thành Huế, thành Hà Nội, thành Gia Định…
- Nhiều tư tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc.
* Y học: Nhiều danh y với tác phẩm giá trị: Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, Chu Văn An …
g. Nghệ thuật
* Âm nhạc
- Âm nhạc dân gian phong phú:dân ca, hò, vè, tuồng, chèo, quan họ....
- Âm nhạc cung đình: có từ thời Lý – Trần, thời Lê – Nguyễn nhã nhạc trở thành 1 phần thiết yếu của nghi lễ cung đình Đại Việt.
- Nghệ thuật biểu diễn dân gian và cung đình gắn với lễ hội được tổ chức như: giỗ Tổ Hùng Vương, hội Gióng, tết Nguyên đán…
* Kiến trúc và điêu khắc
- Kiến trúc thời phát triển mạnh Lý - Trần; thời Lê sơ xây dựng cung điện, thành quách, chùa tháp tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, kinh thành Huế…
- Những ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng: chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Thiên Mụ…
- Điêu khắc trên đá, gốm, gỗ rất phát triển. Nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt trình độ cao, tiêu biểu: tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), tượng La Hán ở chùa Tây Phương ( Hà Nội)
3. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam
- Những thành tựu của văn minh Đại Việt thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phongphú, toàn diện, độc đáo.
-Văn minh Đại Việt tạo nên sức mạnh và là nền tảng để đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Văn minh Đại Việt là cội nguồn của văn minh Việt Nam hiện đại, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.