1. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Thế kỉ XVI-XVIII, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp, .. thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng thuộc địa
- Nguyên nhân:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
+ Nhu cầu tìm ra những vùng đất mới gia tăng.
- Quá trình ( thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XX ):
+ Anh: có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” và là đế quốc “Mặt Trời không bao giờ lặn”.
+ Pháp: có hệ thống thuộc địa xếp thứ 2 sau Anh.
+ Mỹ: biến Mỹ La-tinh thành “sân sau” của mình và mở rộng xâm lược các nước châu Á.
b) Sự mở rộng và phát triển chủ nghĩa tư bản
- CNTB mở rộng, phát triển trên phạm vi toàn cầu, trở thành hệ thống thế giới, bằng các hình thức xuất khẩu tư bản, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng, tài chính.
c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
- Giai đoạn 1 (thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX)- là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh:
+ Tự do cạnh tranh, chịu sự chi phối của qui luật cung cầu.
+ Không có sự can thiệp của nhà nước.
- Giai đoạn 2 (từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX)- là chủ nghĩa tư bản độc quyền:
+ Tổ chức độc quyền ra đời tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
+ Các tổ chức tư bản độc quyền chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a) Khái niệm: sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại (được dùng sau chiến tranh thế giới II ).
- Đặc trưng:
+ Độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
+ Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ.
+ Chủ nghĩa tư bản không ngừng diều chỉnh và thích ứng.
+ Là hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.
+ Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến.
b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
- Tiềm năng: chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất
- kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh.
- Thách thức: nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, xung đột sắc tộc, tôn giáo,..