1. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây
a) Đông Nam Á hải đảo
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước tư bản phương Tây tăng cường tìm kiếm thị trường và thuộc địa, tiến hành xâm lược và cai trị các nước Đông Nam Á suy yếu:
+ Ở In đô-nê-xi-a: từ XV- XVI, Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng, đến thế kỷ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị.
+ Ở Phi-lip-pin: từ thế kỷ XVI là thuộc địa của Tây ban Nha. Từ 1899, Phi- líp- pin trở thành thuộc địa của Mỹ.
+ Ở Mã Lai: năm 1826, thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc Kê- đa, Pê- nang,...và thành lập Mã Lai thuộc Anh vào 1895.
- Thực dân phương Tây thi hành chính sách chính trị hà khắc, đàn áp phong trào đấu tranh, vơ vét bóc lột cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nước đều rơi vào tình trạng lạc hậu, phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế của các nước phương Tây.
b) Đông Nam Á lục địa
- Thế kỷ XIX, các nước phương Tây bắt đầu quá trình xâm lược Đông Nam Á lục địa:
+ Miến Điện (Mi-an-ma): năm 1885 Anh thôn tính được Miến Điện, sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
+ Việt Nam, Lào, Campuchia: cuối thế kỷ XIX, Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược, cai trị và khai thác.
+ Xiêm (Thái Lan): trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập.
- Anh và Pháp thi hành chính sách cai trị: “chia để trị”, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nô dịch và đồng hóa.
2. Công cuộc cải cách ở Xiêm
a) Nội dung cải cách
- Giữa thế kỷ XIX, trước yêu cầu bảo vệ nền độc lập, phát triển đất nước, vua Mông-kút (Rama IV) và vua Chu-la-long-con (Rama V) đã tiến hành cải cách:
+ Kinh tế: giảm thuế nông nghiệp, xóa bỏ chế độ lao dịch, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, ... tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.
+ Chính trị đứng đầu nhà nước là vua, bên cạnh vua có hội đồng nhà nước. Hội đồng chính phủ phụ trách hành pháp, gồm 12 bộ trưởng.
+ Quân sự: quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
+ Xã hội: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
+ Văn hóa, giáo dục: mở các trường học theo mô hình phương Tây.
+ Ngoại giao: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa thực dân Anh và Pháp để giữ gìn chủ quyền đất nước.
b) Ý nghĩa
- Bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền, thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa.
- Cuộc cải cách mang tính chất tiến bộ, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và giữ được độc lập mặc dù còn lệ thuộc về nhiều mặt.