1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
a) Đông Nam Á hải đảo
- In-đô-nê-xi-a: dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan diễn ra sôi nổi, tiêu biểu như A-chê, Xu-ma-tra...
- Phi-lip-pin: phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Ba-ta-ga, Bu-la-can, Ca-vi-tê....
b) Đông Nam Á lục địa
- Mi-an-ma: phong trào đấu tranh chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ, cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng nốt lãnh đạo.
- Cam-pu-chia: phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra quyết liệt, tiêu biểu như cuộc đấu tranh của Hoàng thân Si-vô-tha, A-cha-xoa, Pu-côm-bô.
- Lào: cuộc đấu tranh chống Pháp nhận được sự giúp đỡ của người H’mông và các dân tộc ít người ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Việt Nam: cuộc đấu tranh chống Pháp diễn ra quyết liệt ngay từ đầu, tiêu biểu ở các tỉnh Nam kỳ.
2. Giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
a) Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1920
- Giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Hình thức đấu tranh phong phú: bạo động, khởi nghĩa, cải cách ôn hòa, đòi dân nguyện.
b) Giai đoạn 1920 - 1945
- Từ 1920-1939, đấu tranh với hai hình thức cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang.
- Từ năm 1930, nhiều đảng cộng sản được thành lập để lãnh đạo phong trào.
- Từ 1940-1945, cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn sang chống xâm lược và cai trị của Nhật.
- Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh, Indonesia, Việt Nam, Lào đã vùng lên đánh đuổi Nhật giải phóng dân tộc, giành độc lập.
c) Giai đoạn 1945- 1975:
- Ba nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống Pháp và Mỹ.
- Các nước khác đàm phán hòa bình với Anh, Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha để giành độc lập.
3. Thời kỳ tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
a) Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
- Về kinh tế: yếu kém, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế các nước phương Tây.
- Về chính trị: chính sách “chia để trị” đã khoét sâu mâu thuẫn vùng miền, sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Về văn hóa: chính sách đồng hóa văn hóa đã làm mai một không ít những giá trị văn hóa bản địa.
- Với mục tiêu khai thác thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã phát triển hệ thống giao thông vận tải, cầu cảng, nhà máy, du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì thế diện mạo các quốc gia Đông Nam Á cũng có những biến đổi mang tính tích cực.
- Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của Pháp để đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực.
b) Quá trình tái thiết và phát triển
* Nhóm năm nước sáng lập ASEAN: là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Quá trình tái thiết và phát triển trải qua 3 giai đoạn chính:
Gđ 1: Từ sau khi giành độc lập đến năm 1967
- Tiến hành chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội): đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu…
- Mục tiêu: nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu.
- Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu, chi phí cao, chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
Gđ 2: Từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980
- Chuyển sang chiến lược Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại): mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại
- Kết quả: kinh tế, xã hội biến đổi to lớn, tỷ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp.
Gđ 3: Từ những năm 1990 đến nay
- Chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác; triển khai nền kinh tế 4.0.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này khá cao. Singapore trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á.
- Sang thế kỷ XXI, các nước này tích cực triển khai trong khuôn khổ Asean về phát triển kinh tế đồng đều (AFEED)
* Nhóm các nước Đông Dương
- Campuchia:
+ Từ 1975-1991, tình hình chính trị bất ổn, kinh tế khủng hoảng do chế độ PonPot gây ra. + Từ 1991 đến nay, Campuchia hồi sinh, kinh tế tăng trưởng, hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến “vành đai và con đường”
- Lào:
+ Ttừ 1975 - 1986, xây dựng nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa và đạt được một số thành tựu nhưng còn gặp nhiều khó khăn.
+ Từ cuối 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện.
-Việt Nam:
+ Từ 1986, thực hiện đường lối đổi mới, hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
+ Bước sang TK XXI, Việt Nam chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.
* Các nước khác ở Đông Nam Á
- Brunei:
+ Là một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới.
+ Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, Brunei thi hành chính sách đa dạng hóa nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Myanmar:
+ Khi được Anh trao trả độc lập đã thực hiện chính sách tự lực hướng nội, kinh tế tăng trưởng chậm chạp.
+ Từ cuối 1988, Myanmar tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có phần khởi sắc. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn.
- Đông Timor:
+ Tuyên bố độc lập vào ngày 28- 11- 1975.
+ Đông Timor phải đấu tranh chống lại sự chiếm đóng của các lực lượng Indonesia.
+ Ngày 20-5- 2002, Đông Timor đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.