1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc
a) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43): chống quân xâm lược nhà Đông Hán giành quyền tự chủ, tháng 4/42 Mã Viện đưa quân sang xâm lược, cuộc kháng chiến thất bại.
- Khởi nghĩa Bà Triệu (248): chống quân xâm lược nhà Ngô, bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh.
- Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544): chống quân xâm lược nhà Lương, khôi phục nền độc lập, dựng nước Vạn Xuân.
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), chống quân xâm lược nhà Đường, xây dựng, củng cố chính quyền tự chủ, đến năm 791 nhà Đường chiếm lại Tống Bình (Hà Nội).
b) Ý nghĩa
- Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, khởi nghĩa liên tiếp nổ ra, thể hiện tinh thần quật cường, ý thức bảo vệ nền độc lập tự chủ của nhân dân ta.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
2. Khởi nghĩa Lam Sơn
a) Bối cảnh lịch sử
- Năm 1407, Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- Chính quyền đô hộ đã thực hiện chính sách cai trị hà khắc, đàn áp các cuộc đấu tranh, vơ vét của cải, phá hoại nền văn hóa Đại Việt.
b) Diễn biến chính
- Từ 1418 - 1423: Lê Lợi xây dựng căn cứ ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), tạm hòa hoãn với quân Minh.
- Từ 1424 - 1425: nghĩa quân tiến vào Nghệ An, giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa.
- Từ 1426 - 1427: nghĩa quân tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hóa, vây thành Đông Quan, giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang.
c) Ý nghĩa lịch sử
- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi chấm dứt ách thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.
- Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt.
- Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.
3. Phong trào Tây Sơn
a) Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng.
- Trước bối cảnh đó, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ phát động cuộc khởi nghĩa với khẩu hiệu “đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Dương”.
b) Diễn biến chính
- Từ 1771 - 1773: khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ được một số vùng, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.
- Từ 1774 - 1786: nghĩa quân Tây Sơn tập hợp lực lượng tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn.
- Năm 1785: Nguyễn Huệ chỉ huy giành thắng lợi trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm.
- Tết Kỷ Dậu năm 1789: vua Quang Trung lãnh đạo quân Tây Sơn đánh bại 29 vạn quân Thanh, khôi phục nền độc lập cho đất nước.
c) Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân, lật đổ được chính quyền chúa Trịnh, chúa Nguyễn, đánh thắng được quân xâm lược Xiêm và Thanh, giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc.
- Phong trào Tây Sơn để lại nhiều bài học về nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.
4. Một số bài học lịch sử
- Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân.
- Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Bài học về nghệ thuật quân sự.
- Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.