NỘI DUNG
1. Hành trình đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911, Nguyễn Tất Thành đi ua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.
- 1917, trở lại Pháp hoạt động và trở tahnhf một trong những người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
-Trải gần 10 năm hoạt động, 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin, đăng trên báo Nhân đạo.
=> Kh/định con đường giành độc lập –CM vô sản
=>giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội
-Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước năm 1920 có ý nghĩa to lớn:
+ bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
+ mở đầu quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- 12/1920, Tham dự Đại hội 18 Đảng Xã hội Pháp:
+ Tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản
+ Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
2. Chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1921 – 1930)
a. Chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng ( 1921 – 1929)
*Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị
- Vận dụng và phát triern sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể ở một nước thuộc địa.
- Xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc kết hợp giải phóng giai cấp cho phù hợp thực tiễn Việt Nam.
- Chủ nhiệm, kiêm chủ bút báo Người cùng khổ ( 1923),
- Viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Sự thật, cộng sản, Thư tín Quốc tế. .
- Viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925)
- Sáng lập báo Thanh niên ( 19250
- Mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng tại Trung Quốc ( 1925 – 1927)
* Chuẩn bị về tổ chức
- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
+ Hoạt động trong Đảng Cộng sản Pahps.
+ Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ( 1921).
+ Hoạt động ở Liên Xô và Quốc tế Cộng sản ( 1923 – 1924).
+ Cùng với một số nhà yêu nước thành lập Hội liên hiệp bị áp bức ở Á Đông ( 1925)
b. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( đầu 1930)
* Hoàn cảnh
- 3 tổ chức cộng sản ra đời ( An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản, Đông Dương cộng sản Liên đoàn 1929), chứng tỏ khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế.
- 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ, cản trở sự đi lên của phóng trào.
* Sự thành lập:
- Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng ( 6/1 – 7/2/1930)
- Thống nhất các tổ chức thành 1 đảng duy nhất lấy tên là Đản Cộng sản Việt Nam
- Soạn thảo Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng
Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Đường lối chiến lược: CM TS dân quyền, CM thổ địa đi lên XH c/sản
+ Nhiệm vụ cách mạng đánh đổ: đế quốc Pháp, phong kiến & Tư sản phản cách mạng.
+ Lực lượng cách mạng:toàn thể dân tộc ( nòng cốt là công – nông)
+ Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là Độc lập, tự do
-24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp.
-Là sản phẩm của sự kết hợp:chủ nghĩa Mác - Lênin & phong trào công & phong trào yêu nước
- Là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo.
+ Cách mạng VN trở thành một bộ phậnkhăng khít của cách mạng thế giới
-Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố hàng đầu có tính quyết định đưa cách mạng Việt nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
3. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 ( 5/1941)
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
-Hình thái khởi nghĩa vũ trang
+Là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
+ Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
* Ý nghĩa: đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược là đặt nhiệmvụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
b. Sáng lập mặt trận Việt Minh ( 19/5/1941)
- thành lập mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và Campuchia.
- Tại Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh(M/trận Việt Minh- đây là mặt trận riêng đầu tiên của Việt Nam)
- Ra báo Việt Nam độc lập để tuyên truyền.
* Ý nghĩa:
- Hiệu triệu nhân dân , thức tỉnh tinh thần dân tộc
- Tập hợp và đoàn kết các lực lượng thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
- đẩy mạnh công tác chuẩn bị trực tiếp về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địacách mạng.
- là lực lượng chính trị hùng hậu, có vai trò nòng cốt
- có ý nghĩa uyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
c. Xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng:
- 1941, Nguyễn Ái quốc chọn Cao bằng làm căn cứ địa đầu tiên
- 6/1945, lập khu giải phóng Việt Bắc, chọn Tân Trào làm thủ đô của khu giải phóng.
d. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ( 22/12/1944)
- 5/1945 hợp nhất với VN Cứu quốc quân thành VN Giải phóng quân, là lực lượng xung kích hỗ trợ Tổng khởi nghia tháng Tám 1945 thành công.
e. Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam DCCH
- 13/8/1945, Hồ Chí Minh và BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát lệnh Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương.
- 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam DCCH.
4. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954)
a. Giai đoạn; 1945 – 1946,
* Đối nội:
- Để giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính
+ Nạn đói: Kêu gọi nhường cơm sẻ áo, tăng gia sản xuất.
+Nạn dốt: Lập Nha Bình dân học vụ.
+ Khó khăn tài chính: Thành lập Quỹ độc lập, Tuần lễ vàng.
+ Để tạo cơ sở pháp lí cho chính quyền cách mạng và thực hiện quyền làm chủ, 5/1/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lười kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu.
*Đối ngoại:
- Sau cách mạng Tháng Tám 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới chủ tịch Hội đồng Liên hợp quốc và nguyên thủ các nước lớn, khẳng định nền độc lập Việt Nam.
- Trước ngày 6/3/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban thường vụ Trung ương Đảng thực hiện chủ trương “hòa với Trung Hoa dân quốc để đánh Pháp ở Nam Bộ.
- Sau khi Pháp và Trung Hoa dân uốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp ( 28/2/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
- Ý nghĩa bản Hiệp định sơ bộ 6/3
+ làm thất bại âm mưu câu kết giữa Pháp và Trung Hoa dân quốc.
+ tạo thêm thời gian hòa bình để củng cố và xây dựng lực lượng.
-Sau Hiệp định sơ bộ 6/3, Pháp ra sức phá hoại hiệp đinh, để cứu vãn tình hình, chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tam ước 14/9 nhằm kéo dài thời gian hòa bình, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến lâu dài.
b. Giai đoạn 1946-1954: Lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc
- 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
- 1946-1947: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã hoạch định đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Chủ trì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương ( 2/1951)- Đại hội kháng chiến thắng lợi.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với Pháp, các nước Đông Dương
+ Chủ độngthiết lập ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Âu nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài với kháng chiến.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tham gia họp bàn và chỉ đạo các chiến dịch quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
+ chiến dịch Việt bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950
+ tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
- Là người lãnh đạo cao nhất của cuộc kháng chiến , những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi 1954
5. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954 -1969)
*Đối với nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc
- Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và chỉ đạo xây dựng nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam ( 9/1960)
- Nghị quyết nêu rõ: Đại hội này là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
*Chỉ đạo sự nghiệp giải phóng miền Nam, xác định đường lối và quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược
- 1/1959, giữa lúc cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng,
+ Hội nghị xác định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm
-Từ 1965 – 1968, Mỹ đưa quân trực tiếp vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng phân tích tình hình, chỉ đạo toàn dân đánh Mỹ, đưa ra dự thảo và thể hiện quyết tâm đánh Mỹ.
*Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh thời đại, có vai trò to lớn trong đấu tranh ngoại giao
- Trong các chuyến thăm nước ngoài ( Liên Xô, Trung Quốc, CHDC Đức. . . ), chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước và bạn bè quốc tế.
- Để nhân dân thế giới hiểu rõ và đống tình ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của việt Nam.
- Người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, vạch trần tội ác chiến tranh của Mỹ, đón tiếp bạn bè quốc tế phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
TRẮC NGHIỆM