YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Trật tự thế giới hai cực Yalta.
Trình bày được quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Yalta.
Nêu được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta.
Phân tích được tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới.
1. Sự hình thành của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a. Hoàn cảnh.
- Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết.
1. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.
2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
3. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Tháng 2 – 1945, hội nghị Ianta được triệu tập gồm 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
b. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
- Tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản.
- Thành lập Liên hợp quốc để duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
- Thoả thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
* Ở châu Âu:
- Liên Xô chiếm đóng Đông Đức, Đông Beclin, Đông Âu (Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô).
- Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng Tây Đức, Tây Beclin, Tây Âu (Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ).
- Áo và Phần Lan là những nước trung lập.
* Ở châu Á:
- Khôi phục lại một số quyền lợi cho nước Nga như:
+ Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xa-kha-lin.
+ Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin.
- Tại Trung Quốc: Liên Xô được thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân; được trả lại tuyến đường sắt Xi-bi-ri-a – Trường Xuân, cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Hoa Đông – Nam Mãn Châu.
- Tại Nhật Bản: Quân đội Mĩ chiếm đóng.
- Tại bán đảo Triều Tiên: Liên Xô chiếm đóng miền Bắc vĩ tuyến 38. Mĩ chiếm đóng miền Nam vĩ tuyến 38.
- Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á) thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
c. Tác động.
* Tích cực:
- Thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc nhanh hơn.
- Đặt cơ sở cho sự ra đời của Liên hợp quốc.
* Tiêu cực:
- Làm thay đổi quan hệ giữa các nước Đồng minh (Liên Xô và Mĩ chuyển sang đối đầu).
- Tạo khuôn khổ cho sự hình thành một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta.
- Chia cắt lãnh thổ của nhiều nước: Đức, Triều Tiên.
- Tạo điều kiện cho các nước phương Tây trở lại xâm lược thuộc địa.
d. Nhận xét.
- Là sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
- Quyết định của Hội nghị Ianta và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta).
- Đặc trưng: Thế giới chia thành hai phe đối lập TBCN và XHCN; quan hệ quốc tế luôn căng thẳng và phức tạp.
2. Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a. Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự...giữa hai cực Mĩ (đứng đầu phe TBCN) và Liên Xô (đứng đầu phe XHCN).
+ Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự ở nhiều khu vực.
+ Các cuộc chiến tranh đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe TBCN (Mĩ đứng đầu) và XHCN (Liên Xô đứng đầu) như chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 – 1954), chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)…
* Bản chất Chiến tranh lạnh:
- Là tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN (Mĩ đứng đầu) và XHCN (Liên Xô đứng đầu).
- Diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực (nhưng không có xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai nước Mĩ và Liên Xô).
- Là cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu nhưng thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
b. Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991.
- Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ:
+ Đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu thế hoà hoãn Đông – Tây xuất hiện
3. Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a. Nguyên nhân:
- Chạy đua vũ trang làm cho Mĩ và Liên Xô tốn kém, suy giảm thế mạnh.
- Sự vươn lên của các nước nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô; thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc dẫn đến sự ra đời của các quốc gia độc lập.
- Nhật Bản và Tây Âu vươn lên cạnh tranh đối với Mĩ.
- Xu thế hoà hoãn, toàn cầu hoá và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba khiến cho các cường quốc có nhiều vấn đề cần chung tay giải quyết.
- Sự khủng hoảng, suy yếu và tan rã của Liên Xô.
b. Tác động:
- Trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc…
- Mở ra chiều hướng để giải quyết hòa bình trong các vụ tranh chấp, xung đột.
- Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế (Trung Quốc, Ấn Độ...).
- Ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc bản sắc cộng đồng, tôn giáo,... ở nhiều khu vực, đặc biệt là châu Âu.