1. Bối cảnh lịch sử
- Dưới thời vua Gia Long, bộ máy nhà nước phong kiến đã được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất.
+ Cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lí, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân và các dân tộc ít người.
=> Yêu cầu đặt ra là: kiện toàn bộ máy chính quyền, thực hiện nhất thể hoá các đơn vị hành chính trong cả nước.
2. Nội dung cuộc cải cách
a) Về chính trị và hành chính
- Đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam.
- Củng cố địa vị của Nho giáo làm chỗ dựa cho vương quyền.
- Ở cấp trung ương:
+ Kiện toàn các cơ quan văn phòng trực tiếp giúp việc cho nhà vua (Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện).
+ Các cơ quan chuyên trách đứng đầu là lục bộ, được quy định chặt chẽ hơn. Thượng thư lục bộ hợp cùng trưởng quan của Đô sát viện, Đại lý tự và Thông chính sứ ty hợp thành Cửu khanh của triều đình.
- Ở địa phương:
+ Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (Kinh sư).
+ Địa phương: tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã. Cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là Bố chánh sứ ty (phụ trách đinh, điền, hộ tịch) và Án sát sứ ty (coi về hình án).
b) Về kinh tế
- Năm 1836, Minh Mạng cho triển khai đo đạc lại ruộng đất ở Nam Bộ, lập sổ địa bạ.
- Quy định lại chính sách thuế đối với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán.
c) Về quốc phòng, an ninh
- Quân đội được tổ chức và phiên chế của phương Tây, theo phương châm “tinh nhuệ”.
- Coi trọng phát triển lực lượng thủy quân và tăng cường các hoạt động xây dựng pháo đài, tuần soát trên biển.
d) Về văn hóa - giáo dục
- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và cấm đoán Thiên Chúa giáo.
- Năm 1820, cho lập Quốc sử quán làm nhiệm vụ thu thập và biên soạn sách sử.
- Năm 1822, vua Minh Mạng cho mở lại các kì thi Hội, thi Đình.
3. Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả:
+ Tăng cường tính thống nhất của quốc gia.
+ Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.
- Ý nghĩa:
+ Cải cách của vua Minh Mạng khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục; trọng tâm là cải cách hành chính.
+ Cải cách hành chính có tác động tích cực đến sự ổn định về nhiều mặt của Đại Nam.
+ Để lại bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính Việt Nam hiện nay: cơ chế vận hành bộ máy chính quyền, xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm…