1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
- Biển Đông là tuyến phòng thủ quan trọng của đất nước ở phía đông.
- Hệ thống các đảo, quần đảo giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển - đảo - bờ để bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc.
b) Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
- Biển đông có nhiều hải sản quí, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế thuỷ hải sản, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
- Ven biển Việt Nam chứa đựng tiềm năng to lớn về dầu khí, quặng, than, thiếc, đất hiếm, cát đen là nguồn tài nguyên quí giá.
- Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, có nhiều hải cảng, cảng biển nước sâu và nhiều loại hải cảng khác, tạo ra nhiều tiềm năng cho ngành hàng hải, đóng tàu, vận tải biển…
- Vị trí Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam giao thương thương, hội nhập văn hoá trên thế giới.
2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
a) Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường Sa
- Thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn thành lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Thế kỉ XVIII, chính quyền Tây Sơn và Triều Nguyễn tiếp tục duy trì những hoạt động và thực thi chủ quyền biển, đảo trên biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Năm 1884-1945: chính quyền thuộc địa Pháp thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo tinh thần hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- Năm 1950, Pháp chuyển giao lại quyền quản lí quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho chính quyền quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng.
- Từ năm 1954 – 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lí 2 quần đảo này:
+ Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam.
+ Công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Tháng 4-1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp quản các đảo và triển khai thực thi chủ quyền với quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1976 đến nay, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quản lí nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
b) Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
+ Thứ nhất, đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.
+ Thứ hai, xây dựng và đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.
+ Thứ ba, kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên.
+ Thứ tư, kiên trì, kiên quyết nêu các quan điểm trên, đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình phù hợp luật pháp quốc tế.
+ Thứ năm, các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.
+ Thứ sáu, phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững; duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.
+ Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên Biển Đông.
3. Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
a) Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền
- Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1977).
- Tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm (năm 1982).
- Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).
- Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).
- Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).
- Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (năm 2018).
b) Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)
- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNCLOS 1982), là một văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ, bao gồm 320 Điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật.
- Theo Công ước, các quốc gia ven biển có 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
- Công ước Luật Biển năm 1982 đã tạo ra một trật tự pháp lí mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi.
c) Ban hành luật Biển Việt Nam năm 2012
- Luật Biển Việt Nam được xây dựng bắt đầu từ năm 1998, có hiệu lực thi hành từ năm 2013. Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều.
- Ban hành Luật Biển Việt Nam là hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí của Việt Nam về biển, đảo, tạo cơ sở pháp lí quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình.
d) Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
- Năm 2002, 10 nước ASEAN và Trung Quốc kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
- Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện.