Hoàn cảnh đất nước.
Hoàn cảnh quê hương.
Hoàn cảnh gia đình.
NỘI DUNG
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời vá ự nghiệp của Hồ Chí Minh
a. Hoàn cảnh đất nước.
- Cuối Tk XIX, thực dân Pháp đã đặt ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp gay gắt.
- Cuối thế kỉ XIX đầu tk XX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại,
=> Nhiệm vụ: cứu nước, giải phóng dân tộc trở nên cấp bách và là khát vọng của cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh
b. Hoàn cảnh quê hương
- Chủ tịch HCM quê ở Nam Đàn – Nghệ An,
+ là nơi khởi nguồn của phong trào yêu nước, là nơi có truyền thống đấu tranh kiên
cường chống Pháp và phong kiến tay sai.
+ Là vùng đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng, người dân chịu khó, cần cù trong lao động
+ Là vùng đất có những làn điệu dân ca ví, giặm, là quê hương của nhiều danh nhân như Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương. .
- Nghệ An có trung tâm công nghệ Vinh – Bến Thủy lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ, sớm có điều kiện tiếp thu nhiều tư tưởng mới của thời đại
c. Hoàn cảnh gia đình
- Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước, thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan
- Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước mất độc lập, được thừa hưởng những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình
-HCM có sự đồng cảm với người lao động và sớm nhận thức được tách nhiệm đối với đất nước.
2. Tiểu sử và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ CHí Minh
a. Tiểu sử
- HCM ( lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung), sinh 19/5/1890, tại làng Hoàn Trù ( xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ AN)
- Trong quá trình hoạt động yêu nước và cách mạng, HCM có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc. .
b. Tiến trình hoạt động
*Từ 1890 – 1911: HCM có tuổi thơ gắn bó với Làng Sen
+1895: vào Huế học, tại trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba, sau đó là Trường Quốc Học Huế.
+ 1909: Nguyễn Tất Thành đến nhiều tỉnh phía nam như Bình Định, dạy học ở trường Dục Thanh, và vào Sài Gòn.
*Từ 1911-1919:
+ Lấy tên là Nguyễn Văn ba, rời Sài Gòn ( 1911) sang phương Tây tìm đường cứu nước.
+ Cuối 1917, trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Đảng XH Pháp (1918)
+ Tại Hội nghị Véc – xai (1919), gủi bản yêu sách đòi quyền lợi cho dân tộc.
*Từ 1920 – 1945, Nguyễn Ái Quốc ( từ giữa 1942 lấy tên Hồ Chí Minh) :
-7/1920, đọc bản sơ thảo những luận cương của lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
- 12/1920, bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế Cộng sản và tham gia thánh lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam
- Từ 1921 – 1923 hoạt động ở Pháp: Lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ).
-6/1923: đến Liên Xô tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế
- Từ 1924 – 1927 đến Quảng Châu ( TQ): lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên. . .
- Từ giữa 1927 đến cuối 1929, NA hoạt động ở Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm. . .
- Cuối năm 1930, NAQ triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam ( Hương Cảng –Trung Quốc), soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- 1933 NAQ trở lại Liên Xô. 1938 trở lại Trung quốc, hoạt động cách mạng tại đây.
- 1941, sau hơn 30 năm hoạt động ở nước ngaoif, NAQ trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- NAQ chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8
+ Thành lập mặt trận Việt Minh ( 5/1941)
+ Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( 12/1944)
- Từ giữa tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng CS Đông Dương lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công, nước VN DCCH ra đời( 2/9/1945)
*Từ 1945 – 1969
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954) và chống Mĩ ( 1954 – 1969)
- 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội